Skip to main content
x
4 August 2020

        Lý luận là một hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn, được thể hiện dưới dạng hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra những quan niệm tương đối hoàn chỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật của hiện thực khách quan. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Mà thực tiễn lại luôn luôn vận động và biến đổi theo quy luật riêng vốn có. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, tránh bệnh giáo điều duy ý chí, quan liêu. Do vậy, công tác lý luận luôn được Đảng ta quan tâm tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện và được các tổ chức Đảng từ trung ương đến cơ sở nghiêm túc triển khai thực hiện. Ngay sau khi Bộ Chính trị khóa XI ban hành Quy định số 285-QĐ/TW, ngày 25/5/2015 của Bộ Chính trị về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước; Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định đây là Quy định quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng kế hoạch tổ chức phổ biến, quán triệt nghiêm túc, đầy đủ các nội dung Quy định số 285-QĐ/TW đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân; chủ động hướng dẫn các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 285-QĐ/TW và các nhiệm vụ công tác giáo dục lý luận chính trị. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền việc thực hiện Quy định số 285- QĐ/TW của Bộ Chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị, lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, tổ chức chính trị - xã hội, họp thôn, khối phố Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, thực hiện Quy định số 285-QĐ/TW đến cán bộ, đoàn viên, hội viên. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn, các trang thông tin của tỉnh đã đăng tải các tin, bài tuyên truyền những nội dung cơ bản nêu trong Quy định số 285-QĐ/TW và các văn bản liên quan với nhiều hình thức phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch, quyết định của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng Đảng. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và đảng viên về vai trò, ý nghĩa, nội dung của công tác nghiên cứu lý luận chính trị đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiến hành tổng kết thực tiễn thông qua việc tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; thảo luận, tham gia ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp; nhằm giúp các cấp ủy đảng tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn văn kiện đại hội. Trong công tác quản lý, triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, ... Hội đồng thẩm định luôn khuyến khích, động viên cán bộ thực hiện các đề tài, các bài viết, sáng kiến kinh nghiệm; quá trình tổ chức thẩm định, thảo luận, ban biên tập luôn lắng nghe, trao đổi, phản biện giữa người viết và hội đồng thấm định tạo sự thống nhất, đồng thuận trong nhận thức khoa học. Chú trọng việc sơ kết, tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn thông qua thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác lý luận chính trị.

        Các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên bảo đảm gắn với nhu cầu thực tế của từng đơn vị, để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức; đổi mới nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức; tổ chức các Hội thi nhằm nâng cao nhận thức chính trị, trao đổi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, như: Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi, Hội thi báo cáo viên giỏi...Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức Bản tin Thông báo nội bộ do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phát hành theo hướng cung cấp có chọn lọc thông tin những vấn đề thiết thực, sát với nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận chính trị được quan tâm chú trọng. Kết quả từ năm 2015 đến hết năm 2019: Các cơ quan, ban, ngành tỉnh, Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, Ban tuyên giáo - Trung tâm chính trị các huyện ủy, thành ủy, đảng uỷ trực thuộc đã mở được 1.967 lóp học cho 124.567 lượt học viên theo học các lp đào tạo, bồi dưỡng; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định; tăng cường mở các lp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, các lp bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài. (Theo Báo cáo số 562 –BC/TU, ngày 26/3/2020 Của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Quy định số 285-QĐ/TVV, ngày 25/4/2015 của Bộ Chính trị “về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước”)

        Thông qua các lp bồi dưỡng đã trang bị những kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức chính trị, tạo nền tảng tư tưởng vững chắc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

        Bên cạnh đó tỉnh Lạng Sơn còn tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên đi nghiên cứu thực tế cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế vận dụng vào công tác nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học, các sự kiện lịch sử của đất nước, của tỉnh, thực tiễn đời sống xã hội, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, bổ sung kiến thức lý luận, thực tiễn cho cán bộ. Kết quả có 39 đề án, đề tài, sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến công tác nghiên cứu lý luận chính trị được hội đồng thẩm định công nhận và áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh.Tiêu biểu các đề án, đề tài như: Đề án Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng tại đơn vị trong giai đoạn mới, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì; Đề án Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ giai đoạn 2019 – 2021, do Ban Tổ chức Tỉnh ủy chù trì. Đề án Tinh giản biên chế, sắp xếp cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, khối phố trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, do Ủy ban nhân dân huyện Văn Lãng chủ trì. Các đề tài như:  Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, khi có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì; Đề tài: Vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên với việc xây dựng nông thôn mới ở các xã an toàn khu của huyện Bắc Sơn-thực trạng và giải pháp, do Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ chủ trì; Đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy lý luận chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tràng Định, do Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tràng Định chủ trì; Đề tài: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà 6 ngón Mẫu Sơn tại tỉnh Lạng Sơn, do Trung tâm ứng dụng, phát triển khoa học – công nghệ và đo lường chất lượng sản phẩm chủ trì. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy gieo hạt phù hợp với địa bàn tỉnh Lạng Sơn, do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì. Đề tài Nuôi thử nghiệm cá trắm đen thương phẩm trong ao tại Lạng Sơn do Trung tâm thủy sản tỉnh Lạng Sơn chủ trì. Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện tăng thu ngân sách nhà nước qua thuế, phí, lệ phí và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, do Sở Tài chính chủ trì.  

        Qua việc triển khai thực hiện các đề tài, đề án, sáng kiến kinh nghiệm bước đầu đã khắc phục những khó khăn, hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng. Chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng được nâng lên; công tác ứng dụng đề tài khoa học kỹ thuật vào đời sống góp phần ổn định chính trị tư tưởng, nâng cao đời sống Nhân dân. Do vậy, những năm qua kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn ngày càng phát triển.  Năm 2018 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện được 5.620,4 tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế đạt 8,36%; GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 4.855 triệu USD, đạt 100,7% kế hoạch, trong đó xuất khẩu 2.955 triệu USD, đạt 103,7% kế hoạch. Năm 2019 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện được 6.383,1 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế đạt 7,63%;  GRDP bình quân đầu người đạt 43,4 triệu đồng. Hoạt động dịch vụ, thương mại được phát triên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2019 đạt 4.750 triệu USD, đạt 90,8% kế hoạch. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm năm sau hơn năm trước. Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên, nền nếp, kỷ cương trong trường học tiếp tụcđược duy trì. Tổ chức thành công kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm2018, bảo đảm an toàn, đúng quy chế, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 97,68%. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được tăng cường, bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn hóa cơ sở vật chất các trường học26; hoàn thành thủ tục đầu tư và khởicông các công trình thuộc Chương trình kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020.

        Đồng thời công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ tỉnh đến cơ sở luôn được nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở luôn được tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp; nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội luôn đổi mới dáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới.

        Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế, yếu kém sau: Công tác tổ chức phổ biến, quán triệt thực hiện Quy định số 285-QĐ/TW ở một số cấp, ngành, cơ quan, đơn vị còn hình thức; việc vận dụng nghiên cứu lý luận của một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm; một số đề án, đề tài được công nhận, thẩm định nhưng chậm đưa vào khai thác, sử dụng, nên hiệu quả không cao; chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết trong triển khai thực hiện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, chưa chủ động tích cực nghiên cứu, học tập lý luận chính trị, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, do đó nhiều vấn đề mới chưa được cập nhật và bổ sung kịp thời.

        Để đạt được những kết quả hơn nữa trong thời gian tới đòi hỏi: Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc nghiên cứu lý luận gắn với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác nghiên cứu lý luận chính trị ở địa phương. Coi công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy. Đẩy mạnh triển khai, thực hiện các đề án, đề tài, sáng kiến kinh nghiệm chất lượng ứng dụng cao trong thực tiến. Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, học tập quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tăng cường việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhằm nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị./.

                                                                                    Ths. Lăng Văn Thăng

                                                                             GVC. Khoa Nhà nước và Pháp luật