Skip to main content
x
16 August 2019

     Đình Lập là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn, huyện có 10 xã và 2 thị trấn, với diện tích 118,677 ha, trong đó diện tích canh tác chỉ có 2.635 ha, còn lại là đất lâm nghiệp và đất đồi chưa khai thác, toàn huyện có 6.999 hộ với 29.884 nhân khẩu, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống với trên 4.000 hội viên nông dân. Với đặc thù một huyện miền núi biên giới Hội Nông dân huyện Đình Lập đã đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng gắn với công tác giảm nghèo bền vững; làm tốt công tác giám sát vật tư nông nghiệp theo Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị; tăng cường tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức huyện hội đã làm tốt vai trò là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà khoa học với các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tuyên truyền nhân rộng trong hội.
     Thực hiện chủ trương của các cấp hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong thời gian qua Hội Nông dân huyện Đình Lập cùng với Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã ra sức thi đua thực hiện và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ cụ thể trên các mặt:

     Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trong tâm của Hội, do vậy trong những năm qua các cấp Hội trong toàn huyện đã thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân về các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước, tuyên truyền và hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Qua đó, tạo khí thế sôi nổi trong các cấp hội, nhận thức của Hội viên, nông dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được nâng lên, củng cố niềm tin của giai cấp nông dân đối với Đảng, tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp vận động 171 hộ hiến 60.667m2 đất để làm đường giao thông, xây dựng trường học và các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương, huy động đóng góp được 641.555.000đ tiền mặt; tham gia làm mới và sửa chữa 170,5km đường giao thông nông thôn; làm được trên 100km đường bê tông nông thôn; phối hợp xây dựng được 36 mô hình “thôn, bản xanh sạch – đẹp, thân thiện với môi trường”.
     Trong công tác thực hiện nhiệm vụ cụ thể huyện Hội đã phát huy thế mạnh của địa phương trong việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên nông dân trồng, chăm sóc khoanh nuôi và bảo vệ rừng; tích cực trồng cây theo các dự án và nhân dân tự trồng; đồng thời tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt công tác bảo vệ và phòng, chống cháy rừng. Kết quả trong 6 năm qua trồng mới được 7.981 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 67%; khai thác được trên 40.000 tấn nhựa thông, trên 1.000 tấn hoa hồi, 500kg sa nhân, khai thác trên 50.000m3 gỗ các loại… đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, nông dân;
     Đối với việc thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế giám sát, và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hội nông dân đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cơ sở Hội tổ chức thực hiện. Kết quả trong nhiệm kỳ qua Hội Nông dân huyện đã chủ trì giám sát pháp luật về quản lý, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp được 04 cuộc và 04 hộ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp. Phối hợp với đoàn kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông – lâm thủy sản được 85 cơ sở. Tổ chức cơ sở hội phối hợp với Uỷ Ban nhân dân, Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành đoàn thể cấp giám sát về vật tư nông nghiệp, chính sách an sinh xã hội, các công trình phúc lợi xã hội… được 12 cuộc. Qua kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý về kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn, cơ sở đều đủ điều kiện kinh doanh theo quy định; các chính sách an sinh xã hội thực hiện đúng đối tưởng thụ hưởng.
     Bên cạnh đó công tác vận động nông vận động nhân dân "dồn điền đổi thửa" và các hình thức tập trung ruộng đất khác để nâng quy mô sản xuất, phát triển nhanh các mô hình trang trại, gia trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường; hình thành vùng chuyên canh cây dược liệu; xuất hiện nhiều hộ hội viên nông dân có quy mô sản xuất mở rộng, thu nhập khá, tạo việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
     Trong công tác xóa đói giảm nghèo Hội nông dân huyện đã vận động hội viên nông dân tham gia xóa 03 nhà tạm, xóa được 834 hộ nghèo hỗ trợ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn được 126.276.000đ đóng góp 3.866 ngày công giúp đỡ 478 hộ hội viên, nông dân. Thông qua những hoạt động cụ thể thiết thực đó của huyện hội đã góp phần giúp cho hội viên nông dân có thu nhập ổn định, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá, giàu góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo theo chủ trương của huyện, của tỉnh.
     Kết quả mà các cấp Hội trong toàn huyện đã đạt được trong thời gian qua, là tiền đề, là động lực để Hội Nông dân huyện tiếp tục phấn đấu và đạt được kết quả cao hơn nữa trong những năm tiếp theo, công tác Hội Nông dân của huyện trong những năm tiếp theo cần tiếp tục nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền huyện và Hội cấp trên để phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Đình Lập thực hiện tốt hơn và đạt nhiều kết quả cao hơn nữa góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.


                                                                                                               Triệu Thị Huệ
                                                                                                    GV. Khoa Xây dựng Đảng