Skip to main content
x
25 January 2018

        Thị trấn Nông trường Thái Bình nằm phía nam của huyện Đình Lập có tổng diện tích tự nhiên là 1372,6 ha, có đường Quốc lộ 4B đi qua. Toàn thị trấn  có 6 khu dân cư, tổng dân số toàn thị trấn có  trên 2.000 người, thuộc 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày  chiếm khoảng 25% dân tộc Nùng khoảng 10%; dân tộc Dao 3% dân tộc Kinh 60% còn lại các dân tộc khác. Trong đó nông dân chiếm khoảng 70%, đời sống còn gặp nhiều khó khăn tỷ lệ hộ nghèo 21, hộ cận nghèo 64. Công tác hòa giải luôn được Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Nông trườngThái Bình,  quan tâm và thực hiện đầy đủ góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở. Hoạt động hòa giải mang đậm tính nhân văn, vì mọi người trên cơ sở đạo đức xã hội và nền tảng pháp luật. Mục đích của hòa giải ở cơ sở là nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, hàn gắn vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình, mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thị trấn Nông Trường Thái Bình đã chủ động kiện toàn các tổ hòa giải ở khu dân cư 6/6 khu dân cư có tổ hòa giải với 30 hòa giải viên, sau khi được kiện toàn đã cử các hòa giải viên tham gia tập huấn công tác hòa giải ở huyện, tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền tổ chức tuyên truyền Luật hòa giải đến toàn thể nhân dân thị trấn.

        Năm 2017 thị trấn Nông trường Thái Bình là điểm sáng trong công tác hòa giải. Tích cực tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đã khích lệ quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và chấp hành, thực hiện tốt quy ước, hương ước ở khu dân cư, 6/6 khu dân cư có quy ước, hương ước; 6 tổ hòa giải có 30 hoà giải viên, các tổ hoà giải chủ yếu giải quyết các vụ mâu thuẫn trong gia đình, thôn xóm, tranh chấp đất đai. Kết quả công tác hòa giải của năm 2017 là: Hòa giải 18 vụ, trong đó hòa giải thành 15 vụ; thị trấn có 01 Ban Thanh tra nhân dân với 7 thành viên; có 01 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng 5 thành viên đã tổ chức giám sát được 01cuộc. Việc làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội. Thực tiễn công tác hòa giải thời gian qua ở thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập đã khẳng định rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của hòa giải viên trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Hòa giải viên thực hiện việc hòa giải trên cơ sở pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp mang tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc, thể hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thông qua đó nhân dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Thông qua hoạt động hòa giải, các bên tranh chấp thỏa thuận, tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp một cách kịp thời, không để các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trở thành lớn, việc đơn giản trở nên phức tạp, gây xung đột xã hội, từ đó góp phần giải tỏa mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc pháp luật, giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, ổn định trật tự an toàn xã hội. Giữ gìn được tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng.

        Từ kết quả đạt được trong công tác hòa giải ở thị trấn Nông trường Thái Bình, có thể nhân rộng cho các xã, phường, thị trấn học tập kinh nghiệm như sau:

        Thứ nhất, tăng cường phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân ở cơ sở về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này, từ đó sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng; giữ gìn sự đoàn kết nội bộ trong nhân dân, góp phần giảm thiểu các vụ, việc tranh chấp, khiếu nại; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, tạo sự đồng thuận, ổn định, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

        Thứ hai, tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho tổ hòa giải và hòa giải viên; tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bảo đảm 100% khu dân cư có ít nhất một Tổ hòa giải; phát triển Tổ hòa giải và các mô hình hòa giải thích hợp tại khu dân cư  theo nhu cầu của người dân ở cơ sở và phù hợp với tình hình thực tế, đúng quy định của pháp luật.

        Thứ ba, Tạo điều kiện để những người làm công tác hoà giải gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm; biểu dương những điển hình xuất sắc về hoạt động hòa giải, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở.

        Thứ tư, bố trí kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là bố trí kinh phí để chi trả thù lao cho Hòa giải viên ở cơ sở nhằm động viên, khuyến khích để thực hiện công việc có ý nghĩa này, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại khu dân cư.

 

                                                                                              CN. Hoàng Xuân Yến

                                                                                       GV. Khoa Nhà nước và pháp luật