Skip to main content
x
30 June 2017

           Thực hiện Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn về bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021; Công văn số 300/SNV-XDCQ&CTTN ngày 11/4/2017 của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn về công tác bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021, Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ phối hợp với các huyện, thành phố Lạng Sơn tham gia bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2016 – 2021, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; đồng thời bổ sung những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, giúp đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở cơ sở trong nhiệm kỳ 2016 - 2021. Yêu cầu của nội dung bồi dưỡng phải đầy đủ các chuyên đề theo chương trình tài liệu của Bộ Nội vụ, có liên hệ, vận dụng thực tiễn tại địa phương; đảm bảo 100% đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021 được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.

Theo Kế hoạch số 124/KH-UBND, ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được bồi dưỡng là 5.293 người, chia làm 26 lớp, mỗi lớp không quá 250 đại biểu, nội dung bồi dưỡng trong 3 ngày, thực hiện xong trước ngày 30/6/2017, gồm các chuyên đề sau: Chuyên đề 1: Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam; Chuyên đề 2: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Chuyên đề 3: Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam; Chuyên đề 4: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; Chuyên đề 5: Kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. Giảng viên Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tham gia làm báo cáo viên lớp bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là các đồng chí lãnh đạo khoa, phòng, giảng viên chính có kiến thức, có kỹ năng phương pháp sư pháp giảng dạy có hiệu quả; Các huyện, thành phố có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tổ chức lớp học và triệu tập học viên tham gia lớp bồi dưỡng; chuẩn bị hội trường, cơ sở vật chất, tiếp nhận và cấp phát tài liệu, đảm bảo các điều kiện cần thiết để mở lớp thiết thực và hiệu quả.

          Kết quả cho thấy các lớp bồi dưỡng được tổ chức đảm bảo nội dung chương trình yêu cầu của Bộ nội vụ, trong quá trình truyền đạt kiến thức các giảng viên có gắn tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trình chiếu những mô hình, cách làm hay có hiệu quả về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cơ sở; trao đổi, chia sẻ những kỹ năng về thuyết trình, chất vấn, kỹ năng tiếp xúc cử tri, kỹ năng tiếp công dân; mời các đại biểu tham gia xử lý những tình huống thường gặp trong các kỳ họp hội đồng nhân dân, trong tiếp xúc cử tri, trong tiếp công dân…qua đó các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đã lĩnh hội thêm kiến thức về tình hình kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế và nâng cao hơn những kỹ năng thuyết trình, chất vấn, kỹ năng giám sát, kỹ năng tiếp công dân, ký năng tiếp xúc cử tri để làm tốt hơn vai trò chức năng nhiệm vụ của người đại biểu hội đồng nhân dân trong quá trình công tác tại cơ sở./.

                                                                                        ThS. Lăng Văn Thăng

                                                                             GVC Khoa Nhà nước và Pháp luật