Skip to main content
x
23 May 2024

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kịp thời là một nhu cầu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, bảo đảm cho cán bộ được học tập thường xuyên, suốt đời công tác để cán bộ luôn luôn cập nhật kiến thức mới, kỹ năng lãnh đạo quản lý khoa học, tiếp cận kịp thời các thông tin mới, tạo tiền đề cho các chức danh lãnh đạo, quản lý có cơ sở lý luận, bám sát thực tiễn, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, ngày 01/02/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 164-QĐ/TW về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp với mục đích: Bồi dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới. Trong quá trình thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 19/5/2021 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1979-QĐ/HVCTQG ban hành khung chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ thuộc diện ban thường vụ huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh và tương đương quản lý (đối tượng 4) nêu rõ nội dung chương trình, thời lượng, hình thức bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên của lớp học qua đó, hướng dẫn các đảng ủy trực thuộc thực hiện thống nhất, nghiêm túc công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý đối tượng 4.

Đến nay, sau hơn 11 năm thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 10/5/2024 Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 145-QĐ/TW về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Quy định này thay thế Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị.

Theo Quy định 145-QĐ/TW ngày 10/5/2024 của Bộ Chính trị quy định: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng là hoạt động củng cố, bổ sung kiến thức cần thiết, kiến thức mới về lý luận chính trị, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình mới (không bao gồm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chức danh nghề nghiệp, quản lý nhà nước, dự nguồn, kiến thức quốc phòng và an ninh, quán triệt nghị quyết,...).

So với Quy định số 164-QĐ/TW trước đây, Quy định 145-QĐ/TW có nhiều điểm mới về đối tượng áp dụng, mục đích, yêu cầu, thời gian, hình thức bồi dưỡng, quy định về báo cáo viên, nội dung bồi dưỡng và phân cấp bồi dưỡng, cụ thể như sau:

----------------ớicghiên cứu khoa học,nh

 đào tạo

uản lý ở cơ sở Thứ nhất, về đối tượng áp dụng

Quy định 145-QĐ/TW quy định cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phân thành 3 nhóm để tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức (Khác với Quy định số 164-QĐ/TW phân thành 4 nhóm đối tượng bồi dưỡng) đó là:

- Nhóm 1: Lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Nhóm 2: Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

- Nhóm 3: Cán bộ thuộc diện cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.

Thứ hai, xác định rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng lực, tư duy, tầm nhìn, chất lượng, hiệu quả công tác và kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ cản bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng là chế độ bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ và cấp uỷ, tổ chức đảng; Việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

Thứ ba, Quy định 145-QĐ/TW đưa ra định hướng nội dung bồi dưỡng. Trên cơ sở đó các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cụ thể hoá, định hướng nội dung phù hợp thành các chuyên đề bồi dưỡng cho đối tượng tham gia.

Nội dung bồi dưỡng gồm:

- Kết quả tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về quan điểm, đường lối của Đảng và những kiến thức góp phần nâng cao năng lực, tư duy, tầm nhìn, kinh nghiệm, kỹ năng về khoa học lãnh đạo, quản trị, quản lý; về xây dụng và hoàn thiện thể chế, chính sách.

- Nội dung mới được ban hành trong các nghị quyết, văn bản của Đảng gắn với đường lối, chủ trương, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở từng cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương.

-  Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và địa phương.

-  Kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến; kinh nghiệm xử lý vấn đề phức tạp phát sinh trong công tác lãnh đạo, quản trị, quản lý.

Thứ tư, Quy định 145-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định thời gian bồi dưỡng theo nhiệm kỳ chứ không bồi dưỡng theo năm như Quy định số 164-QĐ/TW (Từ 5 đến 7 ngày/năm). Đồng thời xác định nhóm bồi dưỡng khác nhau, thì thời gian bồi dưỡng theo nhiệm kỳ cũng khác nhau như sau:

Nhóm 1: Thời gian cụ thể do Bộ Chính trị quyết định.

Nhóm 2: ít nhất 5 ngày/nhiệm kỳ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định.

Nhóm 3: ít nhất 7 ngày/nhiệm kỳ do cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ quyết định.

Quy định 145-QĐ/TW quy định hình thức bồi dưỡng linh hoạt, có thể tổ chức bồi dưỡng theo hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Thứ năm, bổ sung quy định về Báo cáo viên

Quy định 145-QĐ/TW đã xác định Báo cáo viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (đương chức và nguyên chức); nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng trình bày chuyên đề. Báo cáo viên nước ngoài có uy tín, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với chương trình bồi dưỡng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ sáu, Quy định 145-QĐ/TW quy định rõ về phân cấp bồi dưỡng gắn với quy định trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Đối với Nhóm 1 và Nhóm 2:

Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hằng năm và chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Ban Tuyên giáo Trung ương chịu trách nhiệm định hướng về nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phối hợp thẩm định nội dung. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hằng năm.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hằng năm; chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định nội dung và đề xuất báo cáo viên.

- Đối với Nhóm 3:

Ban Tuyên giáo Trung ương chịu trách nhiệm định hướng về nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phối hợp thẩm định nội dung. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hằng năm.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp, hướng dẫn các ban, bộ, ngành Trung ương, Tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương xây dựng và thẩm định nội dung chuyên đề; giới thiệu báo cáo viên.

Các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cụ thể hoá việc thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiển thức, kỹ năng. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lựa chọn nội dung, chuyên đề. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền.

Ban thường vụ Tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm: (1) Lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc cụ thể hoá, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lựa chọn nội dung, chuyên đề và tổ chức triển khai thực hiện bồi dưỡng đối với cán bộ thuộc quyền quản lý. (2) Chỉ đạo Ban Tổ chức cấp uỷ cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan, Trường Chính trị cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, thẩm định nội dung chương, trình bồi dưỡng và tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng theo thẩm quyền. (3) Chỉ đạo Ban Thường vụ cấp uỷ cấp huyện, các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh phối hợp với Trường Chính trị cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo có liên quan khác tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền.

Quy định 145-QĐ/TW quy định cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, các cơ quan liên quan lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định; Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gương mẫu thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng; đề cao ý thức tự học tập, rèn luyện; Kinh phí bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước; Định kỳ cuối năm, cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả bồi dưỡng. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc triển khai thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.

Trên đây là một số điểm mới trong quy định về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Trong thời gian tới, thực hiện  Quy định 145 của Bộ Chính trị trong công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ngày càng thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới.

----------------

Tài liệu tham khảo: Quy định 145-QĐ/TW ngày 10/5/2024 Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

ThS. Hà Minh Thảo

Phó Trưởng phòng QLĐT & NCKH