Skip to main content
x
10 November 2023

Công nghip hóa (CNH) là con đường tt yếu mà mi quốc gia đều phi tri qua trong quá trình phát triển để tr thành mt nn kinh tế hin đại. Xét v lch s, CNH được diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cui thế kỷ XVIII. Đến nay, đã có nhiu quốc gia hoàn thành CNH và đang tiến mnh vào nn kinh tế hiện đại với xu hướng ni bt là phát trin nn kinh tế tri thc. Tuy nhiên, còn không ít quc gia, trong đó có Việt Nam, chưa đạt ti nn công nghip phát trin.

Vì vậy trong các văn kiện đại hội Đảng gần đây, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều được xác định là nội dung quan trọng nhằm thực hiện quá trình công nghiệp hóa rút ngắn để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Các nội dung được đề cập khá toàn diện và cụ thể như tiêu chí, nội dung và cách thức thực hiện. Kế thừa những nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa qua các văn kiện trên trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh những nội dung cốt lõi cần thực hiện cho giai đoạn tới phù hợp với điều kiện, bối cảnh trong nước và quốc tế, nhất là tận dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nói chung, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng, với mục tiêu của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[1]. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, ở mỗi thời kỳ cần đạt được các mục tiêu cụ thể. Đại hội lần thứ X của Đảng xác định: Mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển[2]. Đại hội XIII xác định, đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao[3]. Với quan điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số; Hai là, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; Ba là, lấy hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Bốn là, khơi dậy khát vọng dân tộc thịnh vượng, hùng cường, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm phát triển bền vững; Năm là, phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Sáu là, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao sức chống chịu, khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại. Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, phát triển lực lượng doanh nghiệp của người Việt Nam ngày càng vững mạnh và huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại.

Trong các nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng ta xác định thì việc vận dụng vào các nội dung bài giảng trong các trường chính trị nhất là trong chương trình trung cấp lý luận chính trị là việc làm rất cần thiết, giúp các bài giảng thêm phần sinh động, vừa vắn lý luận với thực tiễn, đảm bảo tính định hướng, tính Đảng trong công tác giảng dạy của mỗi giảng viên và của nhà trường. Trong phần Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin có Phần A-IV: Kinh tế chính trị về thời kỳ quá độ lên CNXH có 03 chuyên đề. Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm và nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện trong Văn kiện, giảng viên cần bổ sung vào bài giảng để kịp thời truyền đạt cho học viên. Trong đó, cần vận dụng kịp thời vào bài giảng các nội dung cụ thể sau:

- Phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu gồm công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các ngành dịch vụ, kinh tế biển, kinh tế vùng và liên vùng, phát triển đô thị. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 của Đảng đặt ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, các vùng, các ngành, lĩnh vực phù hợp với thực tiễn đất nước nhằm nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới [4].

- Đối với nông nghiệp mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

- Đối với ngành dịch vụ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 của Đảng xác định, đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục – đào tạo, viễn thông và công nghệ thông tin, logistics và vận tải, phân phối... Áp dụng chuẩn mực quốc tế cho các hoạt động kế toán, kiểm toán, ngân hàng, thương mại.... Thúc đẩy phát triển thương mại trong nước theo hướng hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững, gắn với nâng cao uy tín, chất lượng hàng Việt Nam, chinh phục người tiêu dùng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người sản xuất, phân phối và người tiêu dùng. Đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, bảo đảm cân bằng cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Có chính sách thương mại phù hợp với hội nhập quốc tế, nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết Việt Nam tham gia.

Đối với các nội dung này giảng viên có thể vận dung vào các bài 15 bài 16; bài 17 trong phần Phần A-IV: Kinh tế chính trị về thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong bài 15: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa (TBCN) từ trình độ phát triển kinh tế lạc hậu. Trong phần cuối phần 2.2. Bản chất của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN, khi  phân tích các quan điểm của Đảng về vấn đề này giảng viên có thể lấy dẫn chứng thêm về các nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo quan điểm mà Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu. Trong bài 16: Đặc điểm kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong nội dung phần 3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các nội dung trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là  nội dung để giảng viên phân tích và làm rõ hơn về các đặc điểm kinh tế thời kỳ quá độ, nhất là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong việc phát triển các thành phần kinh tế theo quan điểm của Đảng trong giai đoạn hiện nay và những năm tới. Trong bài 17: Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong phần 1. Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất, để phân tích và làm rõ nội dung này thì việc vận dung và phân tích rõ các quan điểm và nội dung về công ngiệp hóa, hiện đại hóa trong quan điểm của Đảng tại đại hội XIII chính là nội dung chính để giảng viên có thể phân tích và làm rõ nội dung này trong bài giảng của mình, qua việc phân tích các nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong văn kiện Đảng lần thứ XIII giảng viên sẽ nêu lên được những việc cần phải làm trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, giúp học viên nhận thức sâu sắc những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ trình độ phát triển kinh tế lạc hậu, trên cơ sở đó hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng và và vận dụng hiệu quả vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới từ đó củng cố niềm tin vào con đường phát triển của đất nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó phát huy cao độ vai trò lãnh đạo, quản lý hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tại vị trí việc làm mà Đảng, Nhà nước, cơ quan phân công.

Như vậy, Đại hội XIII đã chỉ rõ những nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam, trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần vận dụng những quan điểm và nội dung vào bài giảng một cách cụ thể và liên hệ với thực tiễn vào địa phương cụ thể. Đồng thời, so sánh với quan điểm của Đảng ở các kỳ Đại hội trước để học viên thấy rõ quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về vấn đề quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ lên củ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

ThS.Trần Văn Tuân

Khoa lý luận cơ sở

 

 

[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam:, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr 70.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.76.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H, 2021, tập I, tr 112.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H, 2021, tập I, tr 234-235.