Skip to main content
x
11 June 2022

Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hòi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là cách thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cách tiến hành một hoạt động cụ thể để đạt được mục đích hình thành ở đối tượng tình cảm, tri thức và hành vi pháp lý phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

Là đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trường chính trị Hoàng Văn Thụ có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác nhau; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh…Với chức năng nhiệm vụ được giao, Nhà trường có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để họ thực sự nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Cùng với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học…trong thời gian qua đặc biệt là trong năm 2021, Nhà trường quan tâm, chú trọng đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm đổi mới tư duy nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động và học viên đang học tập tại Trường.

Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 23/01/2021 của  UBND tỉnh Lạng Sơn Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021; Công văn Số: 4295/STP-PBGDPL&TDTHPL, ngày 18/11/2021 của Sở Tư pháp về việc báo cáo kết quả công tác PBGDPL năm 2021. Ngay từ đầu năm 2021, Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ đã ban hành kế hoạch số 07-KH/TCT, ngày 12/3/2021, về việc Triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021. Lãnh đạo trường, Ban chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tập trung chỉ đạo các đoàn thể thực hiện triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến toàn thể cán bộ,viên chức người lao động cùng toàn thể học viên nhà trường; chỉ đạo các khoa, phòng, giảng viên trực tiếp giảng dạy thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới có liên quan vào bài giảng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình sinh hoạt “Ngày pháp luật” trong toàn trường.

Năm 2022, Nhà trường đã ban hành Kế hoạch số 08-KH/TCT, ngày 10/3/2022 về việc triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Lãnh đạo trường, Ban chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo các đoàn thể thực hiện triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động cùng toàn thể học viên nhà trường; chỉ đạo các khoa, phòng, giảng viên trực tiếp giảng dạy thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới có liên quan vào bài giảng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình sinh hoạt “Ngày pháp luật” trong toàn trường.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ PBGDPL trong nhà trường, Ban chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để đảm bảo chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các văn bản triển khai đến toàn thể cán bộ, viên chức người lao động cùng toàn thể học viên nhà trường trong "Ngày pháp luật". Ngay sau khi có sự thay đổi về tổ chức (lãnh đạo trường), Trường đã kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của trường, 01 đồng chí Phó Hiệu trưởng trực tiếp làm Trưởng ban, c ác đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo (báo cáo viên) đều  có trình độ thạc sĩ chuyên môn, chuyên ngành về Luật, Hành chính và một số chuyên ngành khác có kỹ năng nghiệp vụ về thuyết trình, có phương pháp sư phạm...

Nhà trường duy trì và thực hiện tốt “Ngày pháp luật” hằng tháng (theo Kế hoạch số 36/KH-HĐPH ngày 12/5/2011 của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh). Nội dung Ngày pháp luật tập trung phổ biến giới thiệu các văn bản pháp luật mới và phổ biến các quy chế, quy định của nhà trường đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và học viên nhà trường với nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phong phú.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ trước đến nay, Nhà trường cơ bản sử dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng, đây là hình thức tuyên truyền tương đối hiệu quả. Thông qua các bài giảng trên lớp, bài thuyết trình tại hội nghị “Ngày pháp luật” đội ngũ giảng viên, báo cáo viên trực tiếp trao đổi với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật. Năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022, Nhà trường tổ chức được 15 cuộc tuyên truyền, với tổng số trên 500 lượt CB,VC, LĐ tham dự thông qua Hội nghị thực hiện Kế hoạch "Ngày pháp luật", tỉ lệ đảng viên và quần chúng tham gia học tập đạt trên 95%. Thông qua hình thức giảng dạy cho học viên các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Trung cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên., giảng viên Nhà trường đã lồng ghép những văn bản quy phạm pháp luật mới vào công tác giảng dạy, tuyên truyền trong các bài giảng của chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại các lớp học của Nhà trường, đối với những bài giảng có nội dung liên quan đến tình hình thực tế tại địa phương, nhà trường chủ động mời các giảng viên thỉnh giảng là Lãnh đạo các sở, ban, ngành, các báo cáo viên của tỉnh  để truyền đạt cho học viên một cách rõ ràng, cô đọng và dễ hiểu nhất nhằm áp dụng có hiệu quả tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác…thông qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho học viên.

Bên cạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng, Nhà trường còn tổ chức học tập pháp luật thông qua việc nghiên cứu tài liệu tại Tủ sách pháp luật hoặc góc pháp luật tại thư viện Nhà trường; Tìm hiểu pháp luật thông qua mạng internet (website: www.chinhphu.gov.vn); Tổ chức các đợt đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở cho giảng viên và học viên các lớp đạo tạo, bồi dưỡng để tìm hiểu việc thực hiện và chấp hành pháp luật của nhân dân tại cơ sở...Phổ biến, giáo dục pháp luật với hơn 100 tin, bài viết của cán bộ, giảng viên trên Website, Bản tin “Thông tin lý luận và thực tiễn” của Nhà trường và trên báo in, báo điện tử, tạp chí của Trung ương và địa phương.

Từ những kết quả nói trên cho thấy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua ở Trường chính trị Hoàng Văn Thụ đã trở thành hoạt động thường xuyên của Nhà trường. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được tổ chức kịp thời, đúng thời gian quy định, nội dung bám sát kế hoạch chỉ đạo của cấp trên gắn với nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trong quá trình triển khai đã cụ thể hóa bằng nhiều hình thức và biện pháp cụ thể, có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và học viên. Qua đó góp phần vào việc nâng cao hiểu biết pháp luật, chủ động phòng và chống mọi hành vi vi phạm pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của Cán bộ, viên chức, người lao động và học viên trong nhà trường.

Để tiếp nối những thành tích đạt được trong năm 2021 và phát huy kết quả đạt được 06 tháng đầu năm. 06 tháng cuối năm 2022, Nhà trường cần làm tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất; Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo trường, đặc biệt là phát huy tốt hơn nữa vai trò của Ban chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với nhiệm vụ được giao. Đề cao trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo công tác PBGDPL và cán bộ, viên chức làm nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL của Trường; nâng cao nhận thức của các khoa, phòng cán bộ, viên chức, người lao động và học viên nhà trường về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong tình hình mới.

Thứ hai; Duy trì thường xuyên và tăng cường cường tính hiệu quả "Ngày pháp luật" vào ngày 26 hàng tháng. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong "Ngày pháp luật" để hoạt động này đi vào thực chất hơn nữa. Làm tốt việc lựa chọn nội dung, chủ đề tuyên truyền các văn bản pháp luật đến toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động và học viên trong toàn trường nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, qua đó góp phần phòng ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ viên chức và học viên.

Thứ ba; Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 19/01/2022 của  UBND tỉnh Lạng Sơn Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Trong đó chú trọng phổ biến các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, và các văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của cán bộ, viên chức, lao động và học viên của Nhà trường. Phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật khác thuộc các lĩnh vực: An toàn giao thông; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; khiếu nại, tố cáo; cải cách hành chính; cải cách tư pháp; phòng, chống tội phạm, mua bán người, mại dâm, ma túy; phòng chống dịch bệnh Covid-19; phòng cháy, chữa cháy; bình đẳng giới; xử lý vi phạm hành chính; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội ... để nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức, lao động và học viên từ đó mỗi người sẽ là một tuyên truyền viên tại cộng đồng dân cư.

Thứ tư; Tiếp tục thực hiện Đề án "Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL ..." theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phát huy tốt hơn nữa vai trò tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc khuyến khích động viên cán bộ, viên chức, lao động nhà trường tăng cường viết tin, bài đăng trên Trang thông tin điện tử Nhà trường, của các Sở, ban, ngành, địa phương và trung ương. Triển khai thông tin, tuyên truyền qua mạng xã hội Zalo, facebook… (Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo 135 của tỉnh và của Nhà trường...).

Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với các hình thức linh hoạt, đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường trong thời gian vừa qua đã truyền tải thông điệp pháp luật kịp thời, nhanh chóng đến toàn thể cán bộ, viên chức, lao động và học viên. Qua đó đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và sự đồng thuận trong việc chấp hành chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời góp phần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm để thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao của Nhà trường./.

          ThS. Lô Thị Thu Hường

                                                   GVC - Phó trưởng phòng QLĐT&NCKH