Skip to main content
x
6 June 2022

Giáo dục chính trị, tư tưởng là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng và nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị là yêu cầu cấp bách và thường xuyên của Đảng. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức trong Đảng bộ của Đảng đối với đội ngũ cán bộ, đảng  viên là việc việc tuyên truyền, phổ biến những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, để từ đó nhằm hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp phần thúc đẩy tính tích cực, chủ động, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác học tập, giáo dục lý luận chính trị, Người chỉ rõ:“Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác Đảng giao phó cho mình” [1]. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng công tác giáo dục lý luận chính trị, nhằm giác ngộ lý tưởng cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của mỗi thời kỳ. Thông qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng từng bước góp phần nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hội nghị Trung ương Đảng 5 khoá X chỉ rõ “Công tác lý luận chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng làm cho hệ tư tưởng của Đảng của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”[2].

Thực tế cho thấy, những năm qua, các thế lực thù địch đã ra sức thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị - tư tưởng, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng  - an ninh và đối ngoại, với trọng tâm là cổ xúy hệ tư tưởng tư sản, âm mưu xóa bỏ lý luận chủ nghĩa Mác  - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội... Mục tiêu cuối cùng mà các thế lực thù địch hướng tới là làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mặc dù âm mưu “diễn biến hòa bình” của chúng là nhất quán, nhưng trong bối cảnh mới, nó được thực hiện với những phương thức, thủ đoạn mới tinh vi, xảo quyệt hơn. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông và mạng Internet  để tiến hành các hoạt động chống phá ta, đồng thời thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Với đặc thù là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Tỉnh, trong những năm qua Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ luôn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị , tư tưởng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”,tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động Nhà trường thông qua rất nhiều hình thức như;  Tổ chức triển khai đầy đủ các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến 100% cán bộ đảng viên và quần chúng; Thành lập Ban Chỉ đạo 35 của Nhà trường theo Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điêm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; tăng cường các hoạt động viết tin, bài trên Bản tin, Website … rất nhiều bài viết phong phú, có chất lượng, có tính chiến đấu cao phục vụ trực tiếp công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ, tuyên truyền đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động Nhà trường còn có những hạn chế nhất định, như:  vẫn còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa toàn diện có mặt chậm đổi mới; Việc nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và dự báo tình hình có thời điểm, có mặt còn chậm, thiếu nhạy bén, thiếu chiều sâu…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị, thiết nghĩ, mỗi cấp ủy, cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.

Đảng ủy, Lãnh đạo trường tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt, đưa ra nhiều biện pháp tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trong đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động nhà trường; đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền về tình hình thời sự, chính trị trong nước và quốc tế đến cán bộ, viên chức và lao động Nhà trường; xác định bồi dưỡng chính trị, tư tưởng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng, xác định đúng vai trò của công tác giáo dục chính trị là bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, để khi đối mặt với khó khăn, thử thách, đứng trước những cám dỗ vật chất, tác động từ các tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường hay đòn tấn công hiểm độc của các thế lực thù địch, cán bộ, viên chức và lao động Nhà trường vẫn kiên định, vững vàng, không hoang mang, dao động, phai nhạt lý tưởng, giảm ý chí chiến đấu.

Ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quản lý tốt việc cung cấp, cập nhật, thông tin trên mạng xã hội, tuyên truyền để mỗi cán bộ, viên chức và lao động Nhà trường có nhận thức đúng đắn, phân loại thông tin chính thống và không chính thức từ đó góp phần làm thất bại mọi ý đồ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ nhằm chống phá cách mạng. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho sát với tình hình thực tế của Nhà trường… Đây là một trong những biện pháp giúp cho cán bộ, viên chức và lao động chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.

Hai là, xây dựng và ban hành chuẩn mực đạo đức  “Văn hóa trường Đảng” ở Trường chính trị Hoàng Văn Thụ. Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức  “Văn hóa trường Đảng”  sẽ là những tiền đề để nâng cao trình độ lý luận chính trị và cũng là biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, viên chức và lao động Nhà trường trong môi trường đào tạo cán bộ của Đảng;  Bổ sung các quy định về tiêu chuẩn đạo đức trong đó cần quy định về kỷ luật phát ngôn, chống tình trạng “nói một đằng, làm một nẻo” , “lời nói không đi đôi với hành động”. Lên án gay gắt và có hình thức xử lý đối với đức cán bộ, viên chức và lao động do thiếu thông tin mà đưa ra các phát ngôn thiếu chuẩn mực, thiếu căn cứ làm tổn hại đến uy tín danh dự của cá nhân, tổ chức, làm tổn hại uy tín của Nhà trường. Đây là một trong các giải pháp cơ bản, mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa quyết định để làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ của các thế lực  thù địch; không để rơi vào âm mưu “tự diễn biến”tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, viên chức và lao động, cần nâng cao khả năng tự vệ đề kháng để chống lại sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, nhằm nâng cao sức đề kháng, chủ động đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, bản thân cán bộ, viên chức và lao động Nhà trường phải tự giác rèn luyện, nâng cao khả năng “tự bảo vệ”, tăng cường “sức đề kháng” và “độ miễn dịch” trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Vì vậy, muốn phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, bản thân cán bộ, viên chức và lao động phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận gắn với chức danh, với nghề nghiệp, với nhiệm vụ cụ thể của khoa, phòng. Việc lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ là vào một trong những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị. Đồng thời, gắn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII với việc tự học, tự nghiên cứu; với tích cực, chủ động đấu tranh, phê phán với các quan điểm sai trái, thù địch, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ vừa  “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngoài những giải pháp nói trên, trong thời gian tới Đảng ủy, Lãnh đạo trường cần tiếp tục chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng  với mục tiêu rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động Nhà trường lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, hoàn thành tốt công tác đào tạo bồi dưỡng của tỉnh giao, hướng tới phấn đấu đạt được các tiêu chí Trường Chính trị đạt chuẩn (mức độ I) vào năm 2025./.

ThS. Lô Thị Thu Hường

GVC - Phó Trưởng phòng QLĐT và NCKH

 

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN.2011, tr.224.

[2] . Ban Tuyên giáo Trung ương: Tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (Dành cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.8