Skip to main content
x
11 January 2021

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động từ năm 2015, trên cơ sở kế thừa, phát huy, mở rộng 2 cuộc vận động lớn là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo”. Trong 5 năm qua, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã thực sự đi vào cuộc sống, cũng như in đậm dấu ấn trong mọi hoạt động của cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Hữu Lũng, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân trên địa bàn.  

1. Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa

Vài năm trở lại đây, diện mạo huyện Hữu Lũng có rất nhiều đổi thay. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên, cảnh quan, đường thôn, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp. Nhân dân trong huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần. Tất cả những điều này có được là do Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” mang lại.  Khác với thời điểm cách đây 7 năm, đến với xã Thiện Tân hôm nay, một xã vùng xa của huyện Hữu Lũng, dưới chân tôi là các tuyến đường đều đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa, ô tô vào đến tận nhà. Hai bên đường, những thảm hoa hoàng yến, mười giờ, sam nở rực rỡ. Đó là kết quả từ việc thực hiện cuộc vận động từ chi bộ, các đảng viên tiên phong tháo dỡ vật kiến trúc, dời tường rào nhà mình vào ít nhất 1m. Từ đó, nhân dân trong thôn, xóm đồng lòng, tự nguyện hiến đất, tiền, công lao động để làm đường, làm công trình công cộng, trường học còn bà con nhân dân thì  hăng hái tự nguyện đóng góp được gần 40 tỷ đồng, 10.735 m2 đất;các nguồn huy động khác được hơn 08 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn và xây dựng đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, y tế để có được những tuyến đường xóm rộng rãi, khang trang như hiện nay

Trong 05 năm trở lại đây, huyện đã có 07 xã về đích nông thôn mới (xã Tân Thành, Minh Sơn, Đồng Tân, Sơn Hà, Cai Kinh, Nhật Tiến, Hòa Lạc); Hữu Lũng trong những năm qua đã có nhiều thành tích trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo thông qua việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, mô hình đam bảo an ninh trật tự, mô hình văn hóa, thể thao tích cực học tập kinh nghiệm từ các mô hình hay trong và ngoài huyện để nhận rộng như: mô hình phát triển cơ sở sản xuất nem ướng, bánh chưng; các hợp tác xã tại Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Sơn chuyên trồng na, bưởi; măng bát độ xã Quyết Thắng; mô hình tổ an ninh trât tự tại thị trấn; các tổ tự quản bảo vệ môi trường; các câu lạc bộ khiêu vũ, yoga, bóng chuyền hơi rất phát triển.

Coi việc xây dựng mô hình về bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh là nhiệm vụ chính và được triển khai sâu rộng đến cơ sở. Các mô hình “Khu dân cư thực hiện hài hoà xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi tường”; “Tổ tự quản bảo vệ môi trường”; “Hợp tác xã bảo vệ môi trường”;“Nói không với với rác thải nhựa và túi nilon”; Cùng với các mô hình khác như phong trào “Tiết kiệm điện nước sinh hoạt”, xây dựng Gia đình 5 không, 3 sạch. Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, cùng nhân dân xây dựng, bảo vệ, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, các điểm thu gom, xử lý rác thải, trồng cây xanh; Không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; Không đổ phế thải sai quy định; Duy trì các hoạt động giữ gìn vệ sinh làm sạch đẹp khang trang khu phố, vỉa hè, đường làng, ngõ xóm được 08 cuộc với 750 lượt người tham dự. Các mô hình tự quản nhận được sự đồng thuận cao của quần chúng nhân dân nơi đây, hoạt động của mô hình đã chứng minh sức mạnh và vai trò to lớn của cuộc vận động, là nét đẹp trong cộng đồng dân cư, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân  địa phương.

Không những vậy, huyện luôn quan tâm chăm sóc sự nghiệp giáo dục đào tạo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao dân trí cho dân cư trên địa bàn, các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, nhà công vụ cho giáo viên được chú trọng, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng trường chuẩn. Đến nay, các xã đã cơ bản tách được trường Tiểu học và Trung học cơ sở, nhiều xã có trường Mầm non, huy động trẻ 05 tuổi ra lớp đạt 99,5%; Phong trào xã hội hóa học tập được đẩy mạnh, mô hình “Gia đình hiếu học ngày càng được quan tâm và thực hiện tốt. Quỹ khuyến học, khuyến tài được xây dựng và phát triển ở nhiều khu dân cư và các dòng họ

2. Thúc đẩy gắn kết cộng đồng

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện luôn quan tâm  chú trọng phát huy truyền thống tương thân tương ái, huyện đã sửa nhà ở cho 12 hộ nghèo trị giá 180 trệu đồng; chuyển và trao tặng được quà trị giá hơn 7.129.437.000 đồng. Ủng hộ xây dựng quỹ “Vì người nghèo” được 397.072.000đ. Ngoài ra, phối hợp với các tổ chức thành viên phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới, các cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện. Ngoài những hoạt động tương thân tương ái trong đảng bộ, chính quyền, truyền thống tốt đẹp ấy còn được phát huy bởi Đoàn thanh niên phối hợp cùng bà con nhân dân và Công đoàn thông qua các hoạt động như: “Đền ơn đáp nghĩa” được quan tâm chỉ đạo bằng các kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, người có công, thương, bệnh binh cũng được các ngành phối hợp triển khai thực hiện. Công tác nhân đạo từ thiện của nhân dân tiếp tục được duy trì; 24 xã thị trấn đã xây dựng được quỹ đền ơn đáp nghĩa; Trong 05 năm tổng số quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện vận động trên 758.436.600 đồng. Quỹ Cứu trợ huyện vận động được 761.613.000đ; Chuyển Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ xây dựng trường lớp học, ủng hộ đồng bào Tây Bắc và khắc phục cơn bão số 12, ủng hộ xây dựng công trình “Nhà đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” trên quần đảo Trường Sa và xây dựng, sửa chữa, nâng cấp “Nhà văn hoá” tại các thôn bản kết nghĩa cụm dân cư Bản -  Bản trên địa bàn các xã biên giới tỉnh Lạng Sơn, vận động toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 và ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai gây ra, phát động toàn dân tham gia ủng hộ các tỉnh Miền trung bị thiệt hại do mưa lũ số tiền 1.248.841.000đ; chi hỗ trợ các gia đình có người bị đuối nước, nhà sập, nhà cháy với 117.550.000 đồng.

Bên cạnh đó, chú trọng công tác tuyên truyển vận động nhân dân sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, thực hiện phương châm: Dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra - dân giám sát; học tập chuyên đề “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; về an ninh chính trị; công tác phòng, chống các hành vi sai phạm về pháo gắn với thực hiện pháp lệnh quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ  góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kết quả đã tuyên truyền được 1.270 cuộc, có 81.280 lượt người tham dự, tổ chức ký cam kết 91.888 lượt hộ gia đình.

 Coi công tác tuyên truyền là then chốt, tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, đến nay huyện có toàn bộ các xã, thị trấn có Ban Chỉ đạo, thành lập được 52 nhóm nòng cốt, với 372 thành viên các nhóm nòng cốt đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần từng bước làm giảm thiểu các vi phạm pháp luật, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XIII, dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Hữu Lũng lần thứ XXIV việc lấy ý kiến đã được tiến hành tổ chức nghiêm túc với tổng số 223 cuộc; 4.282 lượt người tham dự; 708 ý kiến phát biểu các ý kiến đều có trách nhiệm và đóng góp các ý kiến thiết thực. Qua đây đã góp phần tạo sự phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân, trên cơ sở đó tăng cường củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong nhận thức và hành động nhằm làm nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tích cực tự giác sáng tạo của quần chúng

Theo bà Đào Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, trong triển khai thực hiện cuộc vận động, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu. Việc xây dựng các mô hình điển hình đã huy động được sức mạnh và quyết tâm cao của các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia, từng bước xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện nêp sông văn minh, giữ gìn nét đẹp văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, bảo vệ môi trường. Tiêu biểu là các mô hình khuyến học của Hội Khuyến học huyện “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”; các mô hình hộ gia đình phát triển kinh tế, mô hình trong công tác vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy các phong trào bảo vệ môi trường, làm công tác từ thiện nhân đạo xóa đói giảm nghèo... tuyên truyền khám, chữa bệnh tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; vận động các tầng lớp Nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn, việc xóa nhà dột nát cho hộ chính sách, hộ nghèo, đông bào dân tộc thiểu số có khó khăn về nhà ở... Mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa chính trị to lớn, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Qua 05 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn toàn huyện cho thấy nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở được nâng lên. Các nội dung của cuộc vận động ngày càng thiết thực hiệu quả đi vào chiều sâu và ngày càng rộng khắp gắn với xây dựng nông thôn mới. Cuộc vận động đã đem lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tạo nên sự thống nhất giữa “Ý  Đảng, lòng dân”, tăng cường đoàn kết, thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, khơi dậy các nguồn lực trong nhân dân, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân, lấy đoàn kết để phát huy sức mạnh của mọi tổ chức và cá nhân, lấy việc thực hiện dân chủ và công khai ở cộng đồng dân cư làm động lực phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo ở cơ sở còn có một số nội dung còn chậm. Công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm chưa thường xuyên quan tâm. Chế độ thông tin báo cáo, công tác bình xét còn có một số khu dân cư thực hiện chưa chặt chẽ, số liệu chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời nên ảnh hưởng đến chất lượng của Cuộc vận động. Một số xã, thôn tỷ lệ hộ nghèo còn cao; Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân còn gặp khó khăn, một số tệ nạn xã hội vẫn có lúc diễn biến  phức tạp, việc chấp hành Pháp luật ở một số bộ phận nhân dân chưa được nghiêm.

Để cuộc vận động đạt hiệu quả cao hơn nữa, trong thời gian tới cần làm tốt những nhiệm vụ sau:

Tiếp tục nâng cao chất lượng Cuộc vận động với phương châm “Hướng về cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình”; Gắn với thực hiện 05 nội dung Cuộc vận động với đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; Triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Phong tràoĐền ơn đáp nghĩa”, “Nhân đạo từ thiện” nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân. Nâng cao chất lượng“Gia đình văn hoá”, “Khu dân cư văn hoá” và ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư (18/11).

Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận hướng về cơ sở; Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá; biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình; Phổ biến nhân rộng những mô hình tốt. Đẩy mạnh hơn nữa công tác đoàn kết, tương trợ giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”; Huy động tốt nguồn lực, thực hiện tốt công tác xã hội hoá, vận động nhân dân tham gia  xây dựng củng cố xây dựng đường, trường, trạm đạt chuẩn./.

        ThS. Lê Thị Thảo

     GV Khoa Lý luận cơ sở